Site icon CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN TỬ HOÀNG BÁCH

Những nguyên nhân chính gây cháy loa

Nói về độ an toàn cho hệ thống âm thanh, cần lưu ý cao tới độ an toàn của loa trong dàn âm thanh của chúng ta.

Thói quen chủ quan khi sử dụng thường tạo nên những sự cố đáng tiếc cho loa, để có thể vận hành và kiểm soát tốt dàn âm thanh, đảm bảo sự hoạt động và “kêu tốt” ở loa thì chúng tôi đưa ra các trường hợp cần lưu ý, đây là các nguyên nhân chính thường gặp dẫn tới “cháy loa”

  1. Micro hú hí

Trường hợp này thường hay gặp nhất đối với những hệ thống âm thanh mà người chỉnh không thực sự “am hiểu”. Những tiếng hú bắt nguồn từ micro thường do vị trí đặt loa chưa hợp lí, căn chỉnh hiệu ứng echo quá nhiều cũng thường gây ra hú, gặp những trường hợp này nếu không nhanh chóng xử lí thì thường dẫn tới cháy loa treb, sau đó là loa bass.

  1. Công suất quá lớn vượt ngưỡng chịu đựng của loa

Mỗi một dòng loa đều có một thông số đi kèm, trong đó công suất hoạt động liên tục của loa là mức công suất chúng ta cần chú ý, nếu công suất xuất ra từ chiếc amly, main công suất vượt qua mức công suất này trong thời gian nhất định sẽ gây ra những tổn thương cơ học cho loa (sổ coil loa, rách màng, gãy cổ màng loa)

  1. Lẫn lộn công năng loa:Loa indoor và outdoor đều có tác dụng với những không gian khác nhau, mức công suất hoạt động khác nhau, chúng ta không thể mang loa indoor sử dụng ở ngoài trời với mức áp lực mong muốn như loa outdoor, điều này cần lưu ý để tránh đặt nhầm công năng của một chiếc loa
  2. Chia crossover chưa hợp lý:Mỗi một chiếc loa đều có một dải tần đáp ứng và các thông số đi kèm như trở kháng và công suất, việc chia crossover sai với khả năng hoạt động của loa ở từng dòng nhạc, tần suất hoạt động và mức công suất không hợp lí sẽ dẫn tới loa hoạt động quá tải, dẫn tới hư hỏng.
  3. Chỉnh EQ sao cho “đẹp mắt”:Một số người thường chỉnh theo chủ quan hoặc chỉnh giống những người khác và họ nghĩ như vậy là OK, đó là một quan điểm sai lầm. Equalizer có chức chính là cắt những dải tần bị dư, chứ không có chức năng bù những gì đang thiếu. Khi một dải tần bị thiếu thì chúng ta nên tìm các dải tần khác đang bị dư để cắt giảm, nhưng vậy sẽ hợp lí và an toàn cho loa hơn.
  4. Limiter/Compressor không hợp lí:Compressor hay Limiter là những thiết bị được sản xuất với chức năng bảo vệ loa trong dàn âm thanh của bạn. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng vai trò, thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho dàn loa của bạn.
  5. Vô tình gây ra tiếng động lạ:Khi vận hành hoặc khởi động thông thường nếu không để ý các nguyên tắc đơn giản sẽ vô ý gây ra nhưng tiếng nhiễu, shock tín hiệu gây ra tiếng nổ bụp bụp, điều này lặp đi lặp lại sẽ gây ra hư hỏng về loa.
  6. Thiếu Headroom

Khoảng dự trữ headroom không đủ khi cần dùng cho các đoạn tiết tấu cao trào, nhiều nhạc cụ cùng chơi một lúc. Nếu để ý kỹ thì những người bán âm thanh kinh nghiệm thường sẽ tư vấn cho bạn ampli, main power có công suất  để cho đủ cho loa và vẫn dư ra một lượng, khoảng 20%-25%. Lí do là để dự trữ khi bạn sử dụng thêm các loại nhạc cụ, thiết bị thêm vào hệ thống mà vẫn có thể đảm bảo hoạt động tốt nhất. Nhưng người dùng thì không phải ai cũng biết điều này, mà thường phối ghép vừa đủ hoặc thiếu 1 chút cho tiết kiệm. Chính vì thế ampli lẫn loa của bạn luôn quá tải khi sử dụng.

  1. Tín hiệu từ Mixer, Effec, Equalizer, Crossover.. bị quá tải trước khi xuống main công suất amply công suất:Cần chú ý đến Gain của các nguồn phát sao cho tín hiệu âm thanh truyền xuống ampli phù hợp, tín hiệu khi vào amply hay main power không bị vỡ, méo.
  2. Loa có sự cố nhưng vẫn tiếp tục dùng

Thường những lỗi này thường gặp là do người dùng không phát hiện ra loa có sự cố, nên thường tiếp tục dùng, để đến lúc dẫn tới cháy hỏng.

Ở trên là các trường hợp thường gây ra hỏng loa, dù bất cứ lí do nào thì yếu tố con người vẫn có quyết định tiên quyết tới độ an toàn của loa cũng như các thiết bị khác…

Trên cơ sở chia sẻ, chúng tôi mong rằng những ai chưa có nhiều trải nghiệm với hệ thống âm thanh thì sẽ có những thông tin bổ ích để vận hành được tốt nhất.

Xin cảm ơn..!

Exit mobile version